Điều hoà bị nhảy Aptomat là sự cố thường gặp và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Để tìm hiểu rõ hơn và cách khắc phục hiệu quả, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Aptomat là gì?
Aptomat (viết tắt là CB) là thiết bị đóng cắt mạch điện tự động, thường được gọi là cầu dao tự động. Thiết bị này có chức năng bảo vệ và ngắt mạch quá tải trong hệ thống điện, đảm bảo cho thiết bị và dòng điện hoạt động ổn định. Một số loại Aptomat còn có chức năng bảo vệ chống dòng rò, hay còn gọi là Aptomat chống giật.
Cấu tạo của Aptomat
Aptomat có cấu tạo gồm 2 cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc 3 tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang). Khi đóng mạch, mạch sẽ trở thành mạch kín, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp đến là tiếp điểm phụ và cuối cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch, quá trình sẽ diễn ra ngược lại, giúp bảo vệ tiếp điểm chính và tránh hồ quang làm hư hại.
Nguyên nhân và cách khắc phục điều hoà nhảy Aptomat
Do điện yếu
Hiện tượng này xảy ra khi điều hoà chạy được khoảng 15 phút trở lên thì bị nhảy Aptomat. Bạn cần kiểm tra đồng hồ đo điện xem có đủ 200V hay không. Điều hoà chạy ổn định nhất khi ở mức 210V – 220V, nếu điện áp thấp dưới 200V thì điều hoà sẽ nhảy Aptomat sau một thời gian ngắn. Nếu điện vẫn đủ trên 200V mà vẫn bị nhảy, hãy kiểm tra tiếp các bước sau.
Do hỏng Aptomat
Để xác định chính xác Aptomat có bị hỏng hay không, hãy bật lại thêm 1 – 2 lần nữa. Nếu tình trạng bật điều hoà là nhảy Aptomat ngay thì không phải hỏng Aptomat. Nếu bật lần thứ 2 hoặc 3, điều hoà chạy được 5 – 10 phút hoặc 1 tiếng mới nhảy Aptomat thì có thể Aptomat đã bị hỏng. Cách khắc phục là trang bị Aptomat mới phù hợp với công suất tiêu thụ của thiết bị.
Do dây điện nguồn
Khi bật điều hoà bị nhảy Aptomat ngay, có thể điều hòa đang chập điện hoặc đường dây nguồn điện sau Aptomat cấp cho dàn lạnh bị hỏng. Bạn thay nguồn điện khác và câu thử vào điều hoà xem còn bị nhảy Aptomat hay không.
Do quạt dàn nóng / dàn lạnh
Nếu bật điều hoà vài giây nhảy Aptomat thì có thể điện cấp cho quạt dàn lạnh bị chập, khiến Aptomat bị nhảy. Nếu bật sau 3 phút mới nhảy Aptomat, do dàn nóng bị hỏng hoặc hỏng tụ quạt dàn nóng. Bạn nên gọi trung tâm bảo hành uy tín để kiểm tra và sửa chữa.
Do dây kết nối từ dàn lạnh ra dàn nóng
Khi cục lạnh cấp điện cho cục nóng tầm 5 – 7 phút thì điều hoà chập điện nhảy Aptomat và lặp lại nhiều lần. Kiểm tra nguồn cấp điện từ dàn lạnh ra dàn nóng, có thể bị đứt hoặc dây điện bị hở, quá tải. Nếu dây bị đứt, bạn cần nối lại, còn nếu bị hư hỏng thì thay dây mới.
Do chạm chập
Xác định từng vị trí chạm chập, có thể mạch điện bị ẩm ướt hoặc do côn trùng, chuột cắn dây làm chạm mạch. Việc bố trí và lắp đặt không hợp lý cũng khiến dàn nóng không thể tản nhiệt, điều hoà chết tụ chỉ chạy quạt gió làm lạnh. Kiểm tra máy lạnh có bị chảy nước và điện của máy có bị rò rỉ không bằng cách dùng bút thử điện. Nếu không tìm được nguyên nhân, nên nhờ kỹ thuật viên xử lý.
Do tụ điều hoà
Quạt dàn lạnh và nóng chạy nhưng block không chạy, hoặc block chạy nhưng quạt không chạy. Điều này có thể do điện bị chập nên nguồn điện cấp cho block bị rò rỉ điện ra ngoài, dẫn đến nhảy Aptomat. Trường hợp này cần người am hiểu để sửa chữa, liên hệ trung tâm uy tín để kiểm tra và sửa chữa.
Do block điều hoà
Nếu bật điều hoà lần đầu hoặc lần 2, sau 3 – 5 phút nhảy Aptomat, có thể nguyên nhân từ block bị hỏng và bị ăn dòng, khi dòng tăng vượt mức quy định thì Aptomat sẽ tự nhảy để bảo vệ đường điện. Nếu block bị kẹt cơ có tiếng kêu lạ khi không kích được dòng điện, Aptomat sẽ nhảy để bảo vệ. Cần liên hệ thợ có tay nghề để kiểm tra và sửa chữa.
Do dây nguồn quá tải
Điều hoà luôn có tiêu chuẩn phù hợp cho từng loại dây điện, vì vậy không thể lắp dây 1,5 cho điều hoà 12000 BTU. Khi lắp dây nguồn quá tải, sau một thời gian sử dụng sẽ gây chập điện, nhảy Aptomat. Một số gia đình sử dụng nhiều thiết bị điện có công suất tiêu thụ lớn chung một hệ thống điện, làm Aptomat bị tải trọng quá lớn dẫn đến bị nhảy. Cần lắp dây điện phù hợp cho điều hoà và kiểm tra lại tất cả nguồn điện trong gia đình.
Do thừa gas
Thừa gas là nguyên nhân chính hay xảy ra nhất, do nhiều gia đình gọi thợ thay gas không có chuyên môn hoặc nạp gas vội vàng. Thời điểm đầu không sao, nhưng khi nhiệt độ nóng 40 độ C thì điều hoà sẽ nhảy Aptomat, vì gas điều hoà có độ sôi ở mức nhiệt 37 độ C. Khi thời tiết tăng cao, áp suất gas cũng tăng theo để làm lạnh. Cần liên hệ trung tâm bảo hành uy tín để kiểm tra và bơm gas phù hợp.
Cách lắp Aptomat chống giật cho điều hòa đúng cách
Bước 1: Ngắt nguồn điện và hệ thống điện dân dụng ở không gian lắp đặt
Ngắt tất cả các nguồn điện và hệ thống điện dân dụng xung quanh không gian lắp đặt để đảm bảo an toàn trong quá trình lắp Aptomat.
Bước 2: Bắt vít Aptomat chống giật vào tủ điện hoặc bảng điện, có nắp đậy
Bắt vít thật chắc chắn và cẩn thận, tránh tình trạng bị lỏng lẻo. Đặt đầu line ở phía trên, đầu load ở phía dưới.
Bước 3: Đấu dây điện vào Aptomat chống giật
Khi đấu dây điện vào Aptomat, nguồn AC gắn vào đầu line, đầu ra gắn với phụ tải vào các cọc load. Tuyệt đối không gắn ngược lại vì sẽ gây nguy hiểm khi dùng. Dây nóng phải đấu vào cọc L, dây nguội vào cọc N. Lưu ý, Aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải, nên lắp đặt nối tiếp sau Aptomat để đảm bảo an toàn cho hệ thống bị quá tải.
Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt
Kiểm tra lại hệ thống điện để xem Aptomat chống giật có hoạt động được không và điều chỉnh kịp thời.
Thông qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi gặp phải tình trạng điều hoà bị nhảy Aptomat. Nếu có thắc mắc, hãy bình luận cho chúng tôi biết nhé!
Nguồn DienMayXanh